TƯ DUY THIẾT KẾ

 

Nguyễn Đình Phước

 

Oster (2008) định nghĩa, “Tư duy thiết kế thường được định nghĩa là một quá trình phát triển nhiều giải pháp thay thế thực hành cho các vấn đề cụ thể bằng cách sử dụng đầy đủ những khả năng và ý tưởng của cá nhân và nhóm của nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và công chúng.” (trang 109). Sự sáng tạo đòi hỏi phương pháp và ý nghĩ tuyệt vời, thiếu tư duy đúng đắn và những cách tiếp cận khoa học mà những ý tưởng và nguyên mẫu không thể hoàn tất. Các công ty và tổ chức cần những ứng dụng đổi mới mà họ thường sử dụng tư duy thiết kế. Plattner (2010) lưu ý rằng để tạo ra những sự đổi mới có ý nghĩa, bạn cần hiểu những người dùng của bạn và quan tâm đến cuộc sống của họ; ông mô tả quá trình tư duy thiết kế bao gồm các bước đồng cảm, xác định, lên ý tưởng, tạo nguyên mẫu và thử nghiệm. Bước đầu tiên là sự đồng cảm, nghĩa là những người đổi mới phải hiểu và cảm nhận được những khó khăn cũng như những thách thức của khách hàng. Sau sự đồng cảm, điều quan trọng là phải xác định và đặt tên vấn đề một cách rõ ràng dựa trên kiến thức của người dùng. Trải qua hai bước này, bước thứ ba là lên ý tưởng; bắt đầu từ những ý tưởng không dựa trên sự nghiên cứu, hiểu biết hay sự đồng cảm với vấn đề của người dùng dẫn đến tình trạng sản phẩm tạo ra hoặc không giải quyết được vấn đề cụ thể hoặc quên xác định người dùng cụ thể cho việc nghiên cứu.

Theo Oster (2009), thông qua sự thân thiết sâu sắc hơn với khách hàng, nhân viên có thể liên tục chia sẻ những nguyên mẫu với những người tiêu dùng để đánh giá phản ứng của họ và gieo mầm những ý tưởng sản phẩm mới. (trang 222). Một khi các nhà đổi mới đã trải qua ba bước trên, họ sẽ chuyển sang các bước tạo nguyên mẫu và thử nghiệm. Quá trình này không dừng lại. Nếu thử nghiệm thất bại và thử nghiệm không thành công, nhóm phải quay lại từ đầu để tìm hiểu và khắc phục những sự cố để tạo ra ý tưởng mới, làm mẫu và thử nghiệm lần nữa.