QUẢN TRỊ SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ QUẢN TRỊ SỰ LƯỜNG TRƯỚC

 

Nguyễn Đình Phước

 

Nếu một tổ chức gặp phải những vấn đề một cách có chiến lược, nó nên phân loại những vấn đề để định ra sự khốc liệt và rồi đánh giá những rủi ro mà những vấn đề có thể mang đến tổ chức và nó nên thực hiện các hành động khắc phục để khắc phục những sự cố, theo dõi và quản trị những vấn đề hoặc thực hiện các hành động phòng ngừa để ngăn chặn các khủng hoảng có thể xảy ra.

Dựa trên Quá trình Quản trị Sự Lường trước của Ashley và Morrison (1995), chúng ta có thể tích hợp quản trị sự khủng hoảng vào quá trình này, trong việc xác định các vấn đề đang nổi lên, chúng ta có thể sử dụng các công cụ Quét và Theo dõi, Hệ thống Tình báo Xu hướng Chiến lược, Đánh giá lỗ Tính có thể bị tổn thương của những Vấn đề và Kỹ thuật Kịch bản để xác định các vấn đề đang nổi lên và những khủng hoảng có thể xảy ra. Trong thời gian đó, chúng ta đã viết một bản tóm tắt vấn đề mà chúng ta dựa vào các tác lực thúc đẩy để đề xuất những sự gợi ý đối với các vấn đề và những khủng hoảng nếu có. Trong giai đoạn ưu tiên hóa các vấn đề để có thể bổ sung các vấn đề có mức độ ưu tiên cao, các vấn đề có mức độ ưu tiên trung bình và các vấn đề có mức độ ưu tiên thấp, chúng ta có thể phân loại các vấn đề thành các cuộc khủng hoảng có mức độ ưu tiên cao nhất để giải quyết khủng hoảng nếu những cuộc khủng hoảng này có thể xảy ra ngay lập tức và theo dõi việc giải quyết khủng hoảng, nếu các cuộc khủng hoảng được lượng giá sẽ xảy ra trong tương lai và chúng ta sẽ bắt đầu quản trị sự khủng hoảng một cách riêng biệt với việc quản trị các vấn đề.

Jaques (2009) định nghĩa, “Mối quan ngại nền tảng liên quan đến vị trí quản trị sự khủng hoảng và quản trị vấn đề được định vị trong cơ cấu tổ chức” (trang 285). Quản trị sự khủng hoảng và quản trị những vấn đề không thuộc về bất kỳ chức năng kinh doanh nào riêng biệt mà chúng có tính liên chức năng và liên bộ phận. Mỗi nhà lãnh đạo, quản trị, giám sát, chuyên gia và nhân viên chịu trách nhiệm quản trị, giám sát và giải quyết các vấn đề và những khủng hoảng dựa trên sự phân công trách nhiệm nội bộ trong Quá trình Quản trị sự Lường trước của Ashley và Morrison (1995). Không giống như quản trị vấn đề, trong đó cả hai yếu tố chiến lược và chiến thuật đều được thừa nhận, sự khác biệt tương tự đối với quản trị sự khủng hoảng ít được hiểu rõ hơn, điều này duy trì sự khác biệt bề ngoài và cản trở sự tiến bộ. Trong bối cảnh chiến lược, quản trị sự khủng hoảng không chỉ được coi là một phản ứng mang tính chiến thuật khi khủng hoảng xảy ra mà còn là một nguyên tắc chủ động bao gồm các quá trình liên quan đến nhau, từ sự phòng ngừa khủng hoảng và chuẩn bị cho khủng hoảng thông qua ứng phó với khủng hoảng và sự phục hồi sau khủng hoảng (Jaques, 2007, tr.148). Quản trị sự khủng hoảng nên dự kiến chiến lược quản trị sự khủng hoảng để ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng, trong khi phản ứng mang tính chiến thuật đối với các cuộc khủng hoảng khẩn cấp mà tổ chức nên thiết lập một thủ tục quản trị sự khủng hoảng và quản trị các vấn đề để lập kế hoạch, thực hiện sự khắc phục khủng hoảng và việc giải quyết các vấn đề, theo dõi và kiểm soát khủng hoảng và các vấn đề, ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng và hồi phục khủng hoảng.