VỐN TRÍ TUỆ

 

Nguyễn Đình Phước

 

Gupta và George (2016) bổ sung các khả năng phân tích dữ liệu lớn (big data analytics capabilities: BDACs) với Mô hình khái niệm của Garmaki, Boughzala và Wamba’s (2016) về Hiệu ứng Khả năng Phân tích Dữ liệu Lớn (big data analytics: BDA) đến thành tích công ty và Wamba, Gunasekaran, Akter, Ren, Dubey và Childe’s (2017) đã soát xét Mô hình Nghiên cứu/Kết cấu (2016); Gupta và George bổ sung BDACs mềm/vô hình bao gồm văn hóa dựa trên dữ liệu (các quyết định dựa trên dữ liệu thay vì trực giác) và cường độ học hỏi của tổ chức (khả năng khám phá, lưu trữ, chia sẻ và áp dụng kiến ​​thức); họ cũng đã bổ sung thêm BDACs cứng/hữu hình khác bao gồm dữ liệu (nội bộ, bên ngoài, kết hợp nội bộ và bên ngoài) và các tài nguyen căn bản (thời gian, sự đầu tư).

Nguyen (2017) đề xuất “Sự đo lường vốn trí tuệ (intellectual capital: IC) có thể được sử dụng làm đại diện cho thành tích của việc thực hiện dữ liệu lớn trong các công ty. Nói cách khác, thật hợp lý để đo lường IC công ty và sau đó sử dụng phép đo của nó trong việc đánh giá những sự tác động của dữ liệu lớn về thành tích tổ chức… Yếu tố công nghệ dữ liệu lớn – con người, công nghệ hoặc vốn được sử dụng – có thể có sự ảnh hưởng đáng kể nhất đến những kết quả kinh doanh của công ty. Hiệu năng vốn con người và hiệu năng sử dụng vốn có sự tác động tích cực đáng kể đến lợi nhuận của công ty, trong đó nêu bật vai trò nổi bật của con người và vốn tài chính trong những sự tác động của công nghệ dữ liệu lớn.” (trang 44-47). IC là một BDAC vô hình, nó bao gồm vốn nhân lực và cường độ học hỏi của tổ chức (organizational learning). Trong khi IC được tích lũy qua quá trình hình thành và phát triển tổ chức thì IC cũng bao gồm cả kiến ​​thức doanh nghiệp là một kết quả của việc phân tích dữ liệu lớn để tạo ra một hệ thống quản trị kiến thức. Dựa trên IC, công ty phát triển tổ chức học tập (learning organization) để nâng cao thường xuyên kiến ​​thức tổ chức nhằm cải tiến những hoạt động, năng suất và thành tích của tổ chức. Ngoài ra, IC là một thành phần của văn hóa tổ chức, văn hóa tổ chức bao gồm văn hóa dựa trên sự kiện, văn hóa dựa trên sự kiện và cường độ học hỏi của tổ chức đóng một vai trò quyết định trong việc tạo ra BDACs đạt được thành tích tổ chức. Cường độ học tập của tổ chức và văn hóa dựa trên sự kiện tạo ra những năng lực phân tích, những năng lực phân tích là một thành phần của IC. BDACs vô hình đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra BDACs mà BDACs vô hình là một kết quả của văn hóa tổ chức; BDAC mềm/vô hình là quan trọng nhất để tạo ra BDACs và nó dẫn BDACs cứng/hữu hình đạt tới BDACs.

Bartlett (2013) tuyên bố “Chúng tôi muốn cải tiến một cách có hệ thống việc ra quyết định để nắm bắt lợi thế cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh cần khuyến khích việc ra quyết định dựa trên sự kiện và tạo ra một môi trường nơi những người ra quyết định có thể sắp xếp thông tin và nhanh chóng có được hầu hết các sự kiện đáng tin cậy.” (trang 50). Thành tích của tổ chức là một kết quả của việc thực hiện chiến lược kinh doanh với văn hóa dựa trên sự kiện dẫn đến việc ra quyết định dựa trên sự kiện, những người ra quyết định ra những quyết định từ những kết quả phân tích dữ liệu lớn nhằm tạo ra kiến ​​thức IC và tổ chức.