TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH ĐẠO

 

Nguyễn Đình Phước

 

Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, lãnh đạo và cải tiến thành tích, lãnh đạo sẽ có tác động tích cực đến tinh thần doanh gia xã hội thực. Ngoài ra, chúng còn có tác động tích cực đến lợi ích của các doanh nghiệp. Osagie và cộng sự. (2018) đề xuất, “Bằng cách tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo trách nhiệm xã hội công ty (corporate social responsibility: CSR) tự học tập, các công ty có thể giúp nuôi dưỡng những mạng lưới học tập bên ngoài, chẳng hạn như các cuộc họp ngang cấp; tham gia vào các tổ chức nghiên cứu chính sách (think tanks); và mời và/hoặc đến thăm các công ty tiên phong và những nhà lãnh đạo CSR khác.” (trang 902). Cuối cùng, những lợi ích kinh doanh có tác động tích cực đến thành tích, trong đó trách nhiệm xã hội có thể được đo lường bằng ba thành phần: Trách nhiệm với nhân viên và những khách hàng, trách nhiệm với những nhà cung cấp và những cộng đồng và trách nhiệm với môi trường; những lợi ích kinh doanh được đo lường bằng việc giữ chân nhân viên, thu hút và giữ chân những khách hàng cũng như khả năng tiếp cận vốn con người. Glamuzina (2014) đề xuất: “Trước khi đo lường mức độ phát triển lãnh đạo, cần xác định các yếu tố quyết định có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của quá trình lãnh đạo và cũng dựa trên đó về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”. (trang 495). Về lâu dài, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ mang lại hiệu năng kinh tế cho doanh nghiệp để cải tiến việc thực hiện trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp cần cải tiến từng yếu tố bên trong nó, tìm cách vượt qua những trở ngại, đồng thời nâng cao quan điểm, nhận thức và những kỹ năng cho những nhà lãnh đạo.