VĂN HÓA PHÂN TÍCH

 

Nguyễn Đình Phước

 

Đối với một công ty có cường độ làm việc cao, nhân viên đã quen với phong cách làm việc năng động, khả năng doanh nghiệp áp dụng phân tích thành công sẽ lạc quan hơn. Cùng với thái độ của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp không ngại thay đổi, sẵn sàng sử dụng các thủ tục tiêu chuẩn phân tích sẽ tạo sự quyết tâm từ những nhà lãnh đạo đến công nhân, đẩy nhanh quá trình đưa những ứng dụng phân tích vào hoạt động kinh doanh.

Bartlett (2013) đề xuất “Các tổ chức nên tìm kiếm một nền văn hóa: 1. Tưởng thưởng việc ra quyết định dựa trên phân tích—như trong chế độ nhân tài. 2. Tích hợp phân tích vào chiến lược của họ. 3. Nắm bắt tốc độ thay đổi năng động trong khâu phân tích này của Thời đại Thông tin. 4. Chấp nhận rằng hiểu biết về phân tích dữ liệu là một phần của hiểu biết về doanh nghiệp. 5. Khuyến khích thử nghiệm và học hỏi thường xuyên về doanh nghiệp.” (trang 67). Phân tích luôn đi kèm với một quá trình chuẩn hóa tích hợp, tức là nó tạo ra những thách thức – làm thay đổi hành vi và thái độ của nhân viên tại nơi làm việc đối với các mục tiêu kinh doanh, tất cả nhân viên cần có cái nhìn cụ thể hơn về các mục đích của công ty. Ứng dụng phân tích không chỉ thay đổi văn hóa doanh nghiệp và hỗ trợ quá trình ra quyết định mà còn đo lường những hệ thống quản trị và các quá trình kinh doanh.

Croll và Yoskovitz (2013) đề xuất cách thấm nhuần văn hóa dữ liệu bao gồm bắt đầu từ việc nhỏ, chọn một thứ và thể hiện giá trị; bảo đảm các mục đích được hiểu rõ ràng; nhận được sự ủng hộ từ phía điều hành; làm cho mọi thứ trở nên đơn giản để tiêu hóa; bảo đảm tính minh bạch; đừng loại bỏ sự quyết tâm của bạn; và đặt những câu hỏi hay. Họ chỉ ra rằng “Bạn có thể giúp thúc đẩy văn hóa công ty của mình bằng cách bảo đảm cân bằng quan niệm của mọi người rằng bản năng và sự quyết tâm là đủ bằng các thử nghiệm nhỏ và dựa trên dữ liệu, chứng minh giá trị của phân tích trong khi không loại bỏ hoàn toàn lợi ích của bản năng.” (Loc. 7671). Văn hóa phân tích tập trung vào khách hàng và tiếp cận khách hàng gần hơn sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện những thay đổi nhanh chóng. Kết nối dữ liệu phù hợp với các quyết định đúng có thể giúp tích hợp hiểu biết chung về nhu cầu của khách hàng vào văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy và củng cố sự hài lòng của khách hàng. Văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm sẽ dẫn đến các chiến lược làm mới thường xuyên với những dấu hiệu đáng tin cậy vì nó có thể dự đoán các mô hình mới trong hành vi của khách hàng và giúp điều chỉnh các tương tác có liên quan với chúng bằng cách tích hợp dữ liệu động.

McCarthy, Sammon và Murphy (2017) đã đề xuất “Khi các tổ chức sử dụng phân tích để phân tích dữ liệu của họ và việc ra quyết định được thông báo bởi dữ liệu này thì tổ chức đó đang hướng tới một nền văn hóa dựa trên dữ liệu một cách hiệu quả”. (trang 315). Dữ liệu một lần nhất quán trong các quá trình kinh doanh, mỗi nhân viên nên biết thông tin quan trọng này và biến nó thành ý thức làm việc cao độ. Các thông tin, dữ liệu được tích hợp từ quá trình bán hàng, mua hàng, kế toán, v.v. từ các máy tính được kết nối trong hệ thống, giúp những nhà lãnh đạo có cái nhìn sâu sắc về mọi hoạt động kinh doanh để đưa ra các quyết định hiệu quả.