HOẠCH ĐỊNH KỊCH BẢN/VIỄN CẢNH

 

Nguyễn Đình Phước

 

Chermack (2011) cho biết ý tưởng hoạch định kịch bản/viễn cảnh (scenario planning) bắt nguồn từ sự đề xuất của Kahn (1967) để suy nghĩ về tương lai của việc nghiên cứu các dạng công nghệ vũ khí mới tại Tập đoàn RAND. Kỹ thuật ‘suy nghĩ về tương lai (future-now thinking)’ của Kahn kết hợp các phân tích chi tiết với sự tưởng tượng và tạo ra các báo cáo như thể mọi người có thể viết chúng trong tương lai. Tuy nhiên, những kỹ thuật của Kahn không đề cập đến các yếu tố nào cần phân tích, những kỹ thuật của ông cũng dựa trên sự tưởng tượng và những yếu tố mơ hồ này khiến việc dự đoán tương lai và nhìn lại chúng trở nên khó khăn.

Lindgren & Bandhold (2002) trình bày hai gốc rể hoạch định kịch bản chính, “Đầu tiên là chủ nghĩa tương lai, trong đó sự phân tích kịch bản sớm trở thành một phương pháp quan trọng và những kịch bản là một dạng trình bày hiệu quả. Thứ hai là chiến lược, trong đó các nhà chiến lược và nhà quản trị từ những năm 1970 đã tìm kiếm các công cụ mới và liên quan hơn để làm việc với các vấn đề phức tạp. Trong khi các nhà tương lai học sử dụng các kịch bản như một phương tiện để phân tích, tranh luận và truyền đạt những ‘vấn đề lớn’, các nhà chiến lược quan tâm đến chúng như một công cụ hoạch định mạnh mẽ. Các câu hỏi chủ yếu không phải là ‘Điều gì có thể xảy ra?’ mà là ‘Chúng ta nên làm gì?’” (tr. 33). Hai gốc rể này phối hợp với nhau để tạo ra một nền tảng sử dụng việc hoạch định kịch bản trong nhìn trước chiến lược và hình thành chiến lược ngày nay. Câu trả lời cho câu hỏi ‘Điều gì có thể xảy ra?’ câu hỏi là đầu vào của quá trình hoạch định kịch bản và câu trả lời cho câu hỏi “Chúng ta nên làm gì?” là đầu vào của quá trình hình thành chiến lược. Hai bước này nằm cạnh nhau, mỗi bước đều có vai trò quan trọng trong việc nhìn trước chiến lược và hoạch định chiến lược.

“Phương pháp tiếp cận của Trường phái Pháp là một sự phân tích cấu trúc được chia thành ba khâu. Khâu 1 bắt đầu quá trình bằng cách nghiên cứu các biến số bên trong và bên ngoài để tạo ra một hệ thống gồm các yếu tố có liên quan với nhau… Khâu 2 quét phạm vi các khả năng có thể và giảm bớt sự không chắc chắn thông qua việc xác định các biến số và các chiến lược chính… Khâu 3 là việc phát triển các kịch bản.” (Chermack, 2011, Địa điểm số 609-612). Đề xuất tích hợp quét phạm vi khả năng có thể vào khâu 1 để kết hợp các kết quả quét môi trường vào việc phân tích các biến bên trong và bên ngoài nhằm sửa chữa cơ sở dữ liệu cho việc hoạch định kịch bản. Khâu 2 bao gồm việc phân tích sự không chắc chắn và đề xuất các giải pháp ngăn chặn những điều không dự kiến, khắc phục và giảm thiểu sự không chắc chắn nhiều nhất có thể. Ngoài ra, tích hợp việc hình thành chiến lược vào khâu 3 sau việc phát triển các kịch bản.

Tellez (2014) phân tích “Những ưu điểm của trường phái Pháp bao gồm hiệu ứng định hướng quá trình và hiệu ứng đào tạo; những nhược điểm của nó bao gồm khó giữ ý tưởng kịch bản và việc tích hợp với các kịch bản vĩ mô.” (trang 32). Cách tiếp cận này tập trung vào quá trình hoạch định kịch bản, cần tái lập lại quá trình như đã đề cập ở trên. Cách tiếp cận theo quá trình thuận tiện cho việc đào tạo những nhà tương lai học, tìm ra những điểm không phù hợp trong quá trình hoạch định kịch bản và kiểm soát nó để cải tiến quá trình.

Hoạch định kịch bản tập trung vào viễn cảnh tương lai. Đây là một cách để các doanh nghiệp nảy sinh những ý tưởng về các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai và cách chúng có thể ảnh hưởng đến các mục đích chiến lược của họ. Tuy nhiên, rất khó để đưa ra những dự đoán về tương lai và đây chính là lý do doanh nghiệp cần xây dựng những góc nhìn khác nhau mà có thể xảy ra trong tương lai. Đây là mục đích của việc hoạch định kịch bản. Mô hình này cho phép các doanh nghiệp phát triển những chiến lược, sản phẩm, dịch vụ và thay đổi chúng khi cần thiết trong một thế giới không ngừng thay đổi. Viết kịch bản là xây dựng các kịch bản khác nhau cho các kịch bản khác nhau. Bằng cách sử dụng các kịch bản này, các doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định tốt hơn khi xảy ra sự cố hoặc những sự thay đổi. Họ sẽ biết phải tìm kiếm điều gì và đâu là giải pháp có lợi cho họ.