CHIẾN LƯỢC VÀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC

 

Nguyễn Đình Phước

 

Ackermann (2014) chỉ ra “Sử dụng các thiết kế hỗ trợ cả quá trình xã hội và sự phân tích tốt khi lập chiến lược là nền tảng để đạt được một chiến lược khả thi về mặt chính trị – một chiến lược có một cơ may thực hiện tốt. Quá trình phải thừa nhận rằng đó là một vấn đề xã hội trong đó bản chất của các mối quan hệ xã hội trong nhóm sẽ ảnh hưởng đến bản chất và những kết quả của cuộc đàm phán.” (trang 14). Chiến lược và thiết kế tổ chức phát triển một quá trình xã hội nhằm theo ý định chiến lược và cơ cấu tổ chức và trong việc thực hiện chiến lược, điều này có nghĩa là chiến lược thống nhất và tác động đến các cộng đồng xã hội bên trong và bên ngoài tổ chức. Khi một chiến lược tổ chức được triển khai, nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong tổ chức, tất cả đều làm việc để đạt được các mục đích chiến lược. Bất kỳ người nào làm việc không nhằm đạt được mục đích chiến lược đều không phải là người của tổ chức đó và không có lý do gì để tồn tại trong tổ chức đó. Một nhà lãnh đạo chiến lược đoàn kết tất cả mọi người trong tổ chức, những cộng đồng xung quanh tổ chức và các bên liên quan để đạt được các mục đích chiến lược. Họ cũng hướng tới việc xây dựng một cộng đồng của tổ chức để tạo ra văn hóa tổ chức và các giá trị cốt lõi. Dựa trên chiến lược, tổ chức sẽ áp dụng mô hình kinh doanh, những hệ thống quản trị, những công cụ quản trị và các quá trình kinh doanh phù hợp. Cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh và những hệ thống quản trị sẽ được thay đổi để theo những thay đổi của chiến lược. Quy trình kinh doanh cũng sẽ được thay đổi và cải tiến để phù hợp với những thay đổi của chiến lược. Tất cả những người làm việc cho tổ chức đều là những thành viên cộng đồng tổ chức và những cộng đồng bên ngoài tổ chức, những người có ảnh hưởng gián tiếp đến việc đạt được các mục đích chiến lược và tất cả đều được thống nhất bởi các nhà chiến lược của tổ chức.

Pozzebon (2004) gợi ý cách diễn giải những hiệu ứng của những hiểu biết sâu sắc của chủ nghĩa cấu trúc: chuyển sang sự tích hợp quản trị chiến lược để giải thích sự ảnh hưởng về cấu trúc, đó là “Các lập luận của chủ nghĩa cấu trúc làm giảm xu hướng gộp các ràng buộc môi trường vào các cấu trúc chủ quan đơn thuần và giúp giải thích mối liên hệ giữa cấp độ vi mô và vĩ mô ” (tr. 265). Ngược lại, khi ảnh hưởng về mặt cấu trúc ở mức cao, nó làm tăng xu hướng gộp các hạn chế về môi trường vào các cấu trúc chủ quan đơn thuần và giúp giải thích mối liên hệ chặt chẽ giữa cấp độ vi mô và vĩ mô, điều này có nghĩa là một cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ góp phần đoàn kết và xây dựng những cộng đồng ở cấp độ vi mô kết hợp ảnh hưởng mạnh mẽ từ cấp độ vĩ mô.