HOẠCH ĐỊNH KỊCH BẢN/VIỄN CẢNH VÀ NHỮNG YẾU TỐ STEEPLE

 

Nguyễn Đình Phước

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thay đổi khó lường trong tương lai. Hầu hết các nguyên nhân đều từ bên ngoài và cần được xác định bằng các yếu tố STEEPLE ((Socio-cultural: văn hóa xã hội, Technological: công nghệ, Economic: kinh tế, Ecological: sinh thái, Political: Chính trị, Legal: pháp luật, Ethical: đạo đức). Có nhiều yếu tố khiến một doanh nghiệp phải thay đổi kế hoạch và định hướng chiến lược khi hoạt động trong một thị trường phức tạp và năng động, kèm theo nhiều thay đổi của môi trường bên ngoài. Mặc dù những doanh nghiệp không thể kiểm soát được những yếu tố này nhưng có thể tin tưởng vào chúng. Về nguyên tắc, những diễn biến bên trong sẽ không ảnh hưởng đến các kịch bản nên không được coi là một yếu tố.

Lindgren & Bandhold (2002) đề xuất “Việc hoạch kịch bản là một công cụ cho phép tổ chức tích hợp sự thảo luận về những tương lai dài hạn và trung hạn với việc hoạch định chiến lược ngắn và trung hạn… Có một lý do để sử dụng các kịch bản trong quá trình chiến lược ngay khi có một số lượng đáng kể sự không chắc chắn trong bối cảnh quyết định.” (trang 26-27). Việc hoạch định kịch bản không phải là đưa ra những dự đoán chính xác mà là khám phá những gì có thể xảy ra trong tương lai. Điều này giúp doanh nghiệp có thời gian để suy nghĩ về “Cách họ có thể thành công trong các kịch bản khác nhau”.

Mietzner và Reger (2005) đã định nghĩa “Nhìn trước được coi là khả năng nhìn thấy nhu cầu trong tương lai của một người; giả định căn bản là có nhiều loại tương lai có thể xảy ra và sự tập trung mạnh mẽ hơn vào quan điểm quá trình của các hoạt động nhìn trước. Các kỹ thuật kịch bản rất phù hợp với cách hiểu sau này.” (trang 235). Nhiều kịch bản tương lai sẽ được sử dụng, mỗi kịch bản có sự mô tả chi tiết về những gì có thể xảy ra trong tương lai và chúng ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào. Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên xem xét các khả năng có thể, cơ hội, rủi ro và thách thức trong từng kịch bản. Các yếu tố cần được xem xét là gì? Trả lời câu hỏi này chính là cách duy nhất để các doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn cho những tình huống không dự kiến này và những thay đổi không bị bất ngờ trước những tình huống đó. Đây là giá trị gia tăng của việc hoạch định kịch bản.

Postma và Liebl (2005) chỉ ra những hạn chế của cách tiếp cận kịch bản bao gồm “Vấn đề đầu tiên, đó là những điều không thể biết, liên quan đến ý tưởng rằng cách tiếp cận theo kịch bản phải xử lý những gì đã biết và những gì chưa biết để cung cấp thông tin liên quan cho những mục đích cảnh báo sớm… Vấn đề thứ hai chỉ ra rằng các kịch bản không tránh cho ban quản lý bị bất ngờ. Các công ty thường xuyên phải đối mặt với những tình huống hoàn toàn không lường trước được.” (trang 166-167). Thông qua việc xem xét kỹ lưỡng tất cả các kịch bản, một doanh nghiệp có thể thủ nghiệm xem liệu một chiến lược họ đã chọn có thể được duy trì trong điều kiện không chắc chắn hay không. Đây là lý do tại sao các doanh nghiệp nên xem xét các xu hướng và những nền tảng có tác động đáng kể đến các sự kiện. Nếu chiến lược hiện tại không thể chịu được những tác động như vậy thì doanh nghiệp nên thay đổi chiến lược.