KỸ THUẬT KỊCH BẢN VÀ LẬP BẢN ĐỒ LỘ TRÌNH

 

Nguyễn Đình Phước

 

Mối tương quan giữa việc xây dựng kịch bản và lập bản đồ đường đi được mô tả là một quá trình nhìn trước chiến lược sử dụng hai công cụ nhìn trước về kỹ thuật kịch bản và lập bản đồ đường đi cùng nhau. Một lộ trình có thể được xây dựng bắt đầu từ nhu cầu chính của thị trường và những khách hàng – quan điểm thị trường kéo. Ngược lại, một lộ trình có thể bắt đầu với công nghệ chủ chốt và tìm cách xác định nhu cầu thị trường có thể được phục vụ bằng công nghệ mới – quan điểm thúc đẩy công nghệ (Albright, n.d.). Lập bản đồ lộ trình công nghệ theo kịch bản nhằm mục đích hoạch định các kịch bản theo những công nghệ mới trong tương lai, lập bản đồ lộ trình công nghệ là một kế hoạch hành động nhằm đạt được các mục tiêu phát triển công nghệ và thực hiện các công nghệ mới. Trong khi đó, kỹ thuật kịch bản có thể lường trước các nhu cầu công nghệ quan trọng của thị trường và những khách hàng.

Từ những kịch bản đến lập bản đồ đường đi có thể được nối tiếp bằng các kịch bản và lập bản đồ đường đi trong một quá trình đang diễn ra, trong đó học tập là sự tiến bộ, do đó tầm nhìn chung là mối liên kết còn thiếu giữa hai công cụ và bối cảnh được đặt ra với bài tập xây dựng kịch bản (Ricard và Borch, 2011, trang 3). Có sự nhầm lẫn giữa kỹ thuật kịch bản và lập bản đồ đường đi, kỹ thuật kịch bản tạo ra các kịch bản công nghệ, trong khi bản đồ đường đi giải quyết các nhu cầu chính hiện tại của thị trường và những khách hàng. Ngoài ra, lập bản đồ lộ trình công nghệ hỗ trợ đạt được các mục tiêu công nghệ mới ngắn hạn, trong khi kỹ thuật kịch bản hỗ trợ tầm nhìn công nghệ mới dài hạn.

Ashley và Morrison (1995) đề xuất “Một cách tiếp cận để tạo ra nhiều kịch bản – đặt ra một vấn đề, chỉ định các yếu tố quyết định, xác định các tác lực môi trường, chọn sự hợp lý, quyết định các hàm ý và đề xuất những hành động cũng như các kịch bản tinh vi” (trang 172). Lizaso và Reger (2004) đề xuất, “Liên kết quá trình lập bản đồ đường đi và các kịch bản bao gồm sáu bước – sự chuẩn bị lập bản đồ đường đi, sự phân tích hệ thống, sự dự báo kịch bản, việc xây dựng kịch bản, sự đánh giá thời gian và việc lập bản đồ đường đi” (trang 70). Tích hợp phương pháp tiếp cận kỹ thuật kịch bản của Ashley và Morrison (1995) và quá trình lập bản đồ đường đi và những kịch bản của Lizaso và Reger (2004), bao gồm các bước chính trong việc chuẩn bị lập bản đồ đường đi; sự phân tích hệ thống; sự dự đoán kịch bản – định hình một vấn đề, định rõ các yếu tố quyết định, xác định các tác lực môi trường, chọn sự hợp lý, quyết định các giả định và đề xuất những hành động; thảo tỉ mỉ những kịch bản – xây dựng kịch bản; sự đánh giá thời gian và lập bản đồ đường đi.

Lập bản đồ lộ trình là việc giả định (các) tương lai nhất định và đưa ra các đường dẫn để đạt được nó, bằng việc nhìn trước nhất định và mức độ sự đồng thuận nhất định… Các kịch bản công nghệ mô tả sự phát triển của những hệ thống công nghệ, thông qua các yếu tố liên quan đến những công nghệ giá trị chiến lược vì tính phù hợp và tiềm năng của chúng để thực hiện các nhiệm vụ/chức năng hoặc đạt được các tính năng mà hệ thống công nghệ phải hoặc có thể hoàn thành theo thời gian (Lizaso và Reger, 2004, trang 69). Các kịch bản công nghệ lường trước các loại công nghệ mới và lập lộ trình đặt ra các mục tiêu của những công nghệ mới, đồng thời nó cung cấp các lộ trình và phương hướng để thực hiện một kế hoạch hành động nhằm đạt được các mục tiêu những công nghệ mới.