MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÌN TRƯỚC CHIẾN LƯỢC TIÊU BIỂU

 

Nguyễn Đình Phước

 

Một trong những trở ngại mà các nhà lãnh đạo phải vượt qua để áp dụng thành công các phương pháp nhìn trước chiến lược (strategic foresight) xuyên suốt tổ chức của họ đó là việc thu thập thông tin trong việc quét môi trường (environmental scanning). “Quét Cornish: Một nỗ lực không ngừng nhằm xác định những thay đổi quan trọng trên thế giới vượt xa tổ chức hoặc nhóm đang thực hiện việc quét…. Việc quét tập trung chủ yếu vào các xu hướng—những thay đổi xảy ra theo thời gian—hơn là các sự kiện, những thay đổi xảy ra rất nhanh.” (Cornish, 2004, Địa điểm số 1367). Những thách thức lớn để xác định những thay đổi quan trọng trên thế giới liên quan đến việc xác định và phân tích những xu hướng. Do đó, việc quét môi trường, những thay đổi và những xu hướng đều có những sự tương tác với nhau. Hines (2006) đã đề xuất một công cụ lập bản đồ hệ thống trong quá trình quét môi trường “Lập bản đồ hệ thống giống như tạo ra một sơ đồ tổ chức, nhưng nó cũng đặt tổ chức vào bối cảnh môi trường bên ngoài của nó. Nó vạch ra các tác lực, các yếu tố và các bên liên quan và những mối quan hệ của họ trong bối cảnh vấn đề đang được nghiên cứu.” (trang 20). Việc xác định những sự tương tác này là một trở ngại lớn trong nhìn trước chiến lược đối với những xu hướng kết quả của nó. Ví dụ: những nhà lãnh đạo và những đội quản trị phối hợp với bộ phận nhân sự để xác định những xu hướng và những sự thay đổi từ năm 2018 đến năm 2038, trong giai đoạn này họ xác định tầm nhìn chiến lược, các mục đích tổ chức, sứ mệnh và CSFs (Critical Success Factors: các yếu tố thành công chính yếu) bao gồm các vị trí mới và các vị trí không cần thiết được loại bỏ trong mỗi năm năm tới nhằm thiết kế các sơ đồ tổ chức đã kết hợp dựa trên các loại sơ đồ tổ chức như phân cấp, ma trận, ngang/phẳng, phẳng hơn, tổng thể phẳng, khu vực địa lý, chức năng, những sản phẩm/dịch vụ, v.v. trong suốt hai mươi năm tới. Đây cũng là một trở ngại đáng kể vì nó phụ thuộc vào nền tảng và năng lực nhìn trước chiến lược và hoạch định nhân sự về các tác lực, những yếu tố, các bên liên quan cũng như sự phân tích những mối quan hệ của họ. Phân tích này dựa trên những kết quả quét môi trường. Do đó, Việc thiết kế các quá trình kinh doanh, những sơ đồ tổ chức, CSFs, sứ mệnh và các mục đích dựa trên tầm nhìn và những xu hướng chiến lược trong mỗi giai đoạn của việc thực hiện nhìn trước chiến lược.

Choo, Slaughter và Voros, (2003) đề xuất các phương thức quét môi trường “Để có hiệu quả, việc quét môi trường cần phải sử dụng cả bốn phương thức xem và tìm kiếm. Việc xem không được định hướng giúp tổ chức quét rộng rãi và phát triển tầm nhìn ngoại vi để có thể nhìn và suy nghĩ khác biệt/tư duy đột phá (think outside the box). Việc xem có điều kiện theo dõi các xu hướng và đưa ra cảnh báo sớm cho tổ chức về các vấn đề đang nổi. Tìm kiếm không chính thức đưa ra hồ sơ về một vấn đề hoặc sự phát triển, cho phép tổ chức xác định các đặc điểm chính và đánh giá sự tác động tiềm tàng của nó. Tìm kiếm chính thức thu thập một cách có hệ thống tất cả thông tin liên quan về một vấn đề để cho phép đưa ra quyết định thông minh.” (trang 12-13). Bốn phương thức xem và tìm kiếm có thể thực hiện dưới dạng chuỗi, ma trận hoặc một sự kết hợp. Để thực hiện theo một trình tự; thứ nhất, tìm kiếm không chính thức là tìm kiếm những đối thủ cạnh tranh và đánh giá và xem xét thông tin của công ty để tìm ra nguyên nhân và rút kinh nghiệm từ một vấn đề; thứ hai, quan sát có điều kiện là để phân tích các vấn đề và các xu hướng đang nổi nhằm khắc phục những vấn đề, ngăn ngừa và quản trị những rủi ro, đồng thời xác định các xu hướng tương đối chính xác; thứ ba, quan sát không định hướng là thu thập thông tin chung trên khắp thế giới, khu vực, quốc gia và địa phương để tạo ra tầm nhìn chiến lược và tư duy phản biện và chiến lược; cuối cùng, tìm kiếm chính thức là để hệ thống hóa quá trình quét môi trường nhằm mục đích thu thập thông tin cần thiết liên quan trực tiếp đến những vấn đề.