NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO PHỤNG SỰ

 

Nguyễn Đình Phước

 

Beaver (2008) đã liệt kê các khái niệm về sự đi theo mẫu mực của các học giả về lãnh đạo phụng sự, bao gồm tự quản trị, tư duy phản biện và học hỏi, tình yêu agapao, sự cam kết và sự phục vụ. Có rất nhiều đặc điểm của người lãnh đạo phụng sự được các học giả nghiên cứu, nhưng nghiên cứu về những đặc điểm và mức độ đi theo của người phụng sự còn rất hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu về những đặc điểm của một nhân viên sẽ phát triển mạnh mẽ khi làm việc với người lãnh đạo phụng sự.

Tình yêu Agapao của người theo dẫn đến sự gia tăng cả sự cam kết với người lãnh đạo và sự tự tin vào năng lực bản thân của người theo. Những mức độ cam kết và năng lực bản thân cao hơn dẫn đến mức độ động lực nội tại cao hơn, dẫn đến mức độ vị tha cao hơn đối với người lãnh đạo và sự mong muốn của người lãnh đạo để thấy tổ chức hoạt động tốt. Điều này dẫn đến những mức độ phục vụ cao hơn cho người lãnh đạo. (Winston 2003). Winston (2003) đề xuất mô hình Patterson (2003) mở rộng là mô hình vòng lặp dựa trên quá trình về những hành vi của người lãnh đạo phụng sự và những thuộc tính của những người theo. Tuy nhiên, ông đã không chứng minh được để thiết lập một ma trận tương thích giữa các thuộc tính của mỗi người thero đối với hành vi của từng nhà lãnh đạo phụng sự.

Có rất ít nghiên cứu thẩm tra những đặc điểm của việc phục vụ con người có nhất quán với đặc điểm của những người lãnh đạo dịch vụ hay không. Russell và Stone (2002) đã thực hiện rà soát các thuộc tính lãnh đạo phụng sự để phát triển một mô hình thực tế, bao gồm Mô hình Lãnh đạo Phụng sự 1 và Mô hình Lãnh đạo Phụng sự 2, trong đó Mô hình Lãnh đạo Phụng sự 2 mô tả sự tác động của các thuộc tính lãnh đạo phụng sự, văn hóa tổ chức và thành tích tổ chức đến những thái độ và hành vi của nhân viên và ngược lại. Tuy nhiên, Russell và Stone (2002) vẫn chưa chứng minh và liệt kê được những đặc điểm của người theo phù hợp với các thuộc tính lãnh đạo phụng sự.