NHỮNG GIÁ TRỊ CHIA SẺ

 

Nguyễn Đình Phước

 

Những thách thức có thể nảy sinh khi các tổ chức hoặc những nền văn hóa không chia sẻ những giá trị là thiếu sự gắn kết của nhân viên, không đáp ứng nhu cầu mới, giảm hiệu năng, không tạo ra sự khác biệt và giảm quy mô thị trường. Dennis (2016) tuyên bố “Khi con người trải nghiệm mức độ liên kết cao giữa sứ mệnh/tầm nhìn của công ty và những giá trị cá nhân của họ, sự gắn kết sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều để kích động.” (Trang 32). Porter và Kramer (2011) chứng minh “Khái niệm giá trị chia sẻ đặt lại những ranh giới của chủ nghĩa tư bản. Bằng cách kết nối tốt hơn sự thành công của các công ty với sự cải thiện xã hội, nó mở ra nhiều cách để phục vụ nhu cầu mới, đạt được hiệu năng, tạo ra sự khác biệt và mở rộng những thị trường.” (trang 52). Khi các nhà lãnh đạo không liên kết được sứ mệnh/tầm nhìn của công ty và các giá trị của tổ chức với những giá trị của nhân viên thì họ cũng không thể chia sẻ các giá trị với nhân viên của họ ở các nền văn hóa khác nhau. Điều này dẫn đến sự tồn tại của những giá trị văn hóa khác nhau mà chúng chưa ăn khớp.

Khi các tổ chức hoặc những nền văn hóa không chia sẻ các giá trị thì trách nhiệm của người lãnh đạo là tìm hiểu các nền văn hóa, phong tục và tín ngưỡng khác nhau để thích ứng và tích hợp chúng vào các giá trị cốt lõi của công ty. McDermott (2008) gợi ý “Các nhà lãnh đạo nên xem xét các điều kiện xã hội, kinh tế và chính trị phổ biến khi lãnh đạo con người từ các nhóm tuổi và những nền văn hóa khác nhau trong các khoảng thời gian và ở các quốc gia khác nhau”. (trang 235). Hơn nữa, các nhà lãnh đạo nên hướng dẫn và dạy nhân viên về văn hóa tổ chức và các giá trị cốt lõi. Vauclair (2009) đề xuất “Các giá trị chia sẻ phục vụ mục đích trong các nhóm xã hội hoặc các nền văn hóa. Các giá trị được chia sẻ là những hướng dẫn chung quy định hành vi của các thành viên để cuộc sống tập thể được tổ chức và các cá nhân tương tác với nhau suôn sẻ hơn. Các thành viên mới được dạy một cách rõ ràng và ngầm những gì phù hợp hoặc được xã hội mong muốn.” (trang 64). Các nhà lãnh đạo toàn cầu phát triển các chiến lược truyền thông toàn cầu bao gồm các giá trị chia sẻ và những kế hoạch đa văn hóa để hướng dẫn và đào tạo nhân viên cũng như phát triển các nhà lãnh đạo toàn cầu. Lawrence (2015) gợi ý “Chỉ thông qua việc phát triển chiến lược truyền thông toàn cầu, các tổ chức có thể hỗ trợ các cá nhân khi họ phát triển các năng lực cần thiết để bảo đảm sự tồn tại và thành công chia sẻ của họ”. (trang 56). Ngoài ra, các nhà lãnh đạo toàn cầu thiết lập các kênh truyền thông những giá trị chia sẻ và những hệ thống truyền thông nội bộ trong mỗi công ty con để trao đổi, học hỏi, nghiên cứu, đào tạo và tạo ra những diễn đàn về các giá trị chia sẻ.