QUÁ TRÌNH ĐỒNG TẠO GIÁ TRỊ VÀ TƯ VẤN QUẢN TRỊ

 

Nguyễn Đình Phước

 

Các giá trị tương tự nhau giữa những nhà lãnh đạo tổ chức và những nhà tư vấn cũng như giữa khách hàng và công ty tư vấn, điều này rất hiếm trong mối quan hệ giữa những nhà lãnh đạo tổ chức và những nhà tư vấn cũng như những mối quan hệ giữa khách hàng và công ty tư vấn. Những khách hàng không quan tâm đến việc xác định những khác biệt và những tương đồng của các giá trị này. Liệu nhà tư vấn độc lập hay công ty tư vấn có xác định được những khác biệt và những tương đồng về những giá trị này trước tiên để ký kết những hợp đồng tư vấn và thực hiện những dự án tư vấn hay không. Đó là quá trình đồng sáng tạo hoặc đồng sản xuất giá trị được tích hợp vào quá trình tư vấn.

Bagdoniene và Valkauskiene (2018) dựa trên Quá trình Đồng sáng tạo Giá trị của Gronroos & Voima (2013) đề xuất một mô hình làm việc cùng nhau để hiểu các quá trình đồng sáng tạo giá trị trong việc cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp bao gồm cả dịch vụ tư vấn. “Quá trình đồng sáng tạo giá trị như chỗ nối nhà cung cấp dịch vụ và những cố gắng của khách hàng – Việc đồng sáng tạo giá trị phát sinh trong việc hình thành và thực hiện những chiến lược kinh doanh, sự phát triển dịch vụ hoặc những dự án đào tạo nhân viên; khi các công ty tìm ra những khả năng tiềm năng cho sự tang trưởng kinh doanh của họ.” (trang 109). Đầu vào của các quá trình đồng sáng tạo giá trị là sự khác biệt hoặc sự tương đồng giữa những giá trị của khách hàng và những giá trị của công ty tư vấn. Điều rất quan trọng là phải cùng tạo ra các giá trị trong suốt quá trình tư vấn và đào tạo để phát triển các khả năng tiềm năng cho sự tăng trưởng kinh doanh của khách hàng và công ty tư vấn.

Aarikka-Stenroos và Jaakkola (2012) đề xuất bộ khung Dự kiến cho việc đồng sáng tạo giá trị như một quá trình giải quyết vấn đề chung. “Những tài nguyên của nhà cung cấp – kiến thức và những kỹ năng chuyên môn, những kỹ năng chẩn đoán, sự phán đoán chuyên môn, những phương pháp, những công cụ. Quá trình hợp tác – quá trình giải quyết vấn đề chung hướng tới việc tối ưu giá trị sử dụng: Xác định vấn đề; giải pháp; việc thực hiện; giá trị sử dụng. Các tài nguyen của khách hàng – thông tin về nhu cầu và các mục đích, thông tin về doanh nghiệp.” (trang 17). Đầu ra của việc đồng sáng tạo giá trị là sự tối ưu cho giá trị sử dụng, quá trình giải quyết vấn đề là một trong những bước của quá trình tư vấn. Dựa trên nhu cầu, những mục đích và thông tin của khách hàng, công ty tư vấn sử dụng các kỹ năng, kiến thức, phương pháp và công cụ thích hợp để chẩn đoán những vấn đề, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, đề xuất các giải pháp khả thi, phát triển và lượng giá các giải pháp thay thế, đề xuấtnhững phương án hành động, đào tạo và phát triển nhân viên khách hàng, lập kế hoạch việc thực hiện những giải pháp, hướng dẫn khách hàng thực hiện những giải pháp, theo dõi việc thực hiện những giải pháp, đề xuất những phương pháp làm việc mới cũng như duy trì và theo dõi các phương pháp làm việc mới để cùng tạo ra giá trị.

Payne, Storbacka và Frow (2007) định nghĩa “Các quá trình bao gồm các thủ tục, nhiệm vụ, cơ chế, hoạt động và sự tương tác hỗ trợ việc đồng tạo ra giá trị.” (trang 85). Các thủ tục, nhiệm vụ và hoạt động là những yếu tố cứng trong quá trình đồng tạo ra giá trị. Trong khi các cơ chế, sự tương tác và sự trải nghiệm trong những mối quan hệ giữa công ty tư vấn và khách hàng là những yếu tố mềm trong quá trình đồng sáng tạo giá trị. Bộ khung đề xuất công ty tư vấn lập kế hoạch cho quá trình đồng sáng tạo giá trị và tạo những cơ hội cũng như động lực cho việc đồng sáng tạo giá trị cho khách hàng thông qua việc tạo ra nhận thức để quản trị cảm xúc và thay đổi hành vi.