SỰ CAI QUẢN LƯỜNG TRƯỚC

 

Nguyễn Đình Phước

 

Klein, Snowden và Pin (2007) đã tuyên bố: “Tư duy lường trước phụ thuộc vào khả năng của chúng ta để chuẩn bị chứ không chỉ khả năng của chúng ta để đoán trước các tình trạng tương lai của thế giới. Thật vậy, việc chuẩn bị quá kỹ cho một loạt các kịch bản ‘đã đoán trước’ có thể làm giảm khả năng để thực hiện khả năng lường trước của chúng ta” (trang 2). Chúng ta có thể tích hợp tư duy lường trước vào giai đoạn xác định vấn đề trong quá trình quản trị sự lường trước của Ashley và Morrison (1995), bao gồm hệ thống tình báo xu hướng chiến lược và kỹ thuật kịch bản để chuẩn bị và hỗ trợ các đề xuất xu hướng tương lai. Ngoài ra, chúng tôi cũng tích hợp nó vào giai đoạn viết tóm tắt vấn đề để chuẩn bị và hỗ trợ việc xác định các tác lực thúc đẩy và đoán trước những triển vọng.

Quay (2010) đề xuất, “Sự cai quản lường trước (anticipatory governance) dựa vào việc phát triển và phân tích một loạt các kịch bản có thể xảy ra, hơn là một dự báo hoặc sự lựa chọn một kịch bản duy nhất…Sử dụng việc phân tích phạm vi đã xác định của các tương lai lường trước, các hành động để thích ứng với một hoặc sau đó nhiều tương lai khả thi sẽ được phát triển” (tr. 499). Cai quản sự lường trước và tư duy lường trước được tích hợp vào các hệ thống tình báo xu hướng chiến lược và các kỹ thuật kịch bản để phát triển và phân tích một loạt các kịch bản có thể xảy ra.

Fuerth (2009) định nghĩa, “Các yếu tố căn bản của quản trị sự lường trước là: một hệ thống tạo ra sự nhìn trước dưới dạng các cấu trúc thay thế về tương lai; một hệ thống kết hợp sự nhìn trước vào việc hoạch định và thực thi chính sách; và một hệ thống cung cấp các kết nối phản hồi giữa những kết quả và ước tính” (tr. 29). Cai quản trị sự lường trước là một hệ thống lường trước tích hợp. Việc tích hợp một hệ thống tạo ra sự nhìn trước vào thành phần những triển vọng trong bản tóm tắt vấn đề để tạo ra các tương lai thay thế; tích hợp hệ thống kết hợp sự nhìn trước vào việc hoạch định và thực thi chính sách vào giai đoạn hình thành chính sách doanh nghiệp của quá trình quản trị sự lường trước nhằm hình thành, tạo ra và thực hiện chính sách doanh nghiệp; tích hợp một hệ thống để cung cấp sự phản hồi vào các giai đoạn lượng giá thành tích và theo dõi các vấn đề nhằm kết nối các tiêu chuẩn thành tích và những kết quả thành tích.

Những nhà lãnh đạo thành thạo trong việc định vị tổ chức của họ để đạt được thành công trong tương lai luôn chứng minh ba kỹ năng. Là những nhà tương lai học, họ thông báo về một loạt các sự kiện và xu hướng hiện tại. Với tư cách là nhà chiến lược, họ trau dồi hiểu biết của họ về những cơ hội và những mối đe dọa mà những thay đổi này mang lại. Với tư cách là người tích hợp các ý tưởng, niềm tin và cảm xúc, họ thường xuyên tương tác với mọi người trong tổ chức của họ, xác định các cơ hội và liên kết các tài nguyên hướng tới các mục tiêu chung (Savage and Sales, 2008, trang 28). Một nhà lãnh đạo lường trước tích hợp lãnh đạo lường trước vào một hệ thống lường trước tích hợp bao gồm lãnh đạo lường trước, quản trị sự lường trước và cai quản sự lường trước thông qua các kỹ năng lãnh đạo sự lường trước với tư cách là những nhà tương lai học, nhà chiến lược và nhà tích hợp; vai trò của họ bao gồm hệ thống lường trước tích hợp như mô tả ở trên.