VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG CÁC TỔ CHỨC THẾ KỶ 21

 

Nguyễn Đình Phước

 

Bản Tóm tắt

Chúng ta đang sống trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong đó các nền kinh tế và các doanh nghiệp vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó, các tổ chức ở thế kỷ 21 hoạt động trong thời đại toàn cầu hóa đều được hưởng mọi lợi thế và phải đối mặt với những thách thức của việc toàn cầu hóa. Nhận thức chung trên thế giới hiện nay cho rằng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là cuộc cạnh tranh về văn hóa trong đó đạo đức lãnh đạo là một yếu tố quyết định. Bài viết này định nghĩa đạo đức và thảo luận về vai trò của đạo đức trong các tổ chức thế kỷ 21; những giá trị đạo đức lãnh đạo; những thách thức về đạo đức lãnh đạo; sự đóng góp của đạo đức lãnh đạo vào hành vi lãnh đạo và việc áp dụng đạo đức lãnh đạo.

 

Giới thiệu

Toàn cầu hóa là một kết quả phức tạp của ba yếu tố chính, bao gồm sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự mở rộng của các công ty đa quốc gia. Bishop (2013) chỉ ra rằng “Thế kỷ 21 đã chứng kiến nhiều thất bại về mặt đạo đức trong thế giới kinh doanh.” (trang 635). Trong đó, việc mở rộng của các công ty đa quốc gia gây ra các vấn đề và những bê bối về đạo đức tại các công ty như Dick Smith, nhà bán lẻ, Ú năm 2016; Dynegy, năng lượng, Hoa Kỳ; Ngân hàng Anglo Irish, ngân hàng, Cộng hòa Ireland; Nortel, viễn thông, Canada; Enron, năng lượng, Hoa Kỳ, v.v. Vì vậy, vai trò của đạo đức rất quan trọng đối với các tổ chức trong Thế kỷ 21. Qủa thực, các vấn đề và những sự bê bối về đạo đức đều xuất phát từ sự lãnh đạo thiếu đạo đức, do đó đạo đức và sự lãnh đạo có đạo đức hỗ trợ hỗ tương lẫn nhau nhằm góp phần giảm thiểu các vấn đề và những bê bối về đạo đức và nâng cao đạo đức lãnh đạo, đạo đức kinh doanh.

Brimmer (2007) tuyên bố “Đạo đức đã trở thành sự ưu tiên hàng đầu của tổ chức. Trong thế kỷ 21, đạo đức không phải là một thứ xa xỉ hay một sự lựa chọn. Xã hội ngày càng thiếu kiên nhẫn với những hành động ích kỷ và vô trách nhiệm, làm nghèo đi một số người trong khi lại làm giàu cho những kẻ xảo quyệt.” (trang 1). Tầm quan trọng của đạo đức lãnh đạo đối với một tổ chức là một vấn đề gây tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp xem các chương trình đạo đức là một hoạt động xa xỉ, chỉ mang lại những lợi ích cho xã hội chứ không mang lại những lợi ích cho tổ chức. Vai trò của mối quan ngại về đạo đức trong các mối quan hệ kinh doanh tiếp tục bị hiểu lầm.

Lợi nhuận là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và tăng trưởng của một tổ chức và là cơ sở để đánh giá khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Tuy nhiên, nếu một nhà điều hành doanh nghiệp hiểu sai bản chất của lợi nhuận và coi đó là mục tiêu duy nhất và hàng đầu của doanh nghiệp thì rõ ràng sự tồn tại của doanh nghiệp có thể bị đe dọa.

 

Đạo đức Là gì?

Theo Maheshwari và Ganesh (2006), “Đạo đức được định nghĩa là đặc điểm cấu thành hành vi tốt và xấu của con người và quyết định điều gì là tốt và xấu, đúng và sai, và do đó những gì chúng ta nên làm và không nên làm.” (trang 76). Đạo đức xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ của một người, khi đó con người sẽ có những đặc điểm riêng dẫn đến hành vi và hành động đạo đức của mình để làm những điều tốt và đúng; ngược lại, họ nên tránh làm những điều ác và sai trái. Người được đào tạo và học tập về đạo đức lãnh đạo nhận thức được đạo đức là mình có những tố chất và những đức tính phù hợp để thực hiện bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm làm theo những điều tốt, đúng; tránh những điều xấu và những điều sai bằng sự công bằng và sự bình đẳng trong cộng đồng của mình. “Việc nghiên cứu đạo đức nói chung bao gồm việc kiểm tra các câu hỏi về đúng, sai, thiện, ác, đức hạnh, bổn phận, nghĩa vụ, quyền, công lý, công bằng và trách nhiệm trong mối quan hệ của con người với nhau và với các sinh vật sống khác.” (Ciula, 2014). Việc nghiên cứu đạo đức tập trung vào việc trả lời các câu hỏi như thế nào là đúng, sai, thiện và ác; những đặc điểm và đức tính nào tạo nên điều đúng và điều tốt. Hơn nữa, nó khảo sát mối tương quan giữa giáo dục, nhận thức, văn hóa, những giá trị văn hóa, những giá trị cá nhân, hành vi, thái độ và hành động để tạo ra và thực hiện những điều đúng, điều tốt và cách tránh điều ác và điều sai. Ngoài ra, mối tương quan giữa giáo dục, nhận thức, văn hóa, những giá trị văn hóa, những giá trị cá nhân, hành vi, thái độ và hành động dựa trên đạo đức mô tả vì nó phát hiện ra các mối quan hệ khép kín là sự tương tác của mọi yếu tố giáo dục, nhận thức, văn hóa, những giá trị văn hóa và cá nhân, hành vi và thái độ tạo nên đạo đức; nó có nghĩa là việc khám phá ra những yếu tố gốc rễ như một ma trận hay một chu trình để cấu thành nên đạo đức. Hiện nay, giáo dục dựa trên tất cả các yếu tố nhận thức, văn hóa, những giá trị văn hóa, những giá trị cá nhân, hành vi và thái độ. Hơn nữa, giáo dục tạo ra nhận thức; sau đó nhận thức kết hợp với văn hóa, những giá trị văn hóa và những giá trị cá nhân để tạo ra hành vi và thái độ. Nhận thức lại kết hợp với cách suy nghĩ để tạo ra thái độ ứng xử. Cuối cùng, cách ứng xử tạo ra những hành động đạo đức; tương tự như vậy, hành động đạo đức phát sinh trong thiện cảm để làm những điều đúng đắn và cách cư xử là cách suy nghĩ về cảm xúc. “Đạo đức mô tả không hướng tới việc hỏi mọi người nên làm gì hoặc họ nên cảm thấy thế nào. Đúng hơn, nó chủ yếu quan tâm đến việc khám phá cách mọi người cư xử, suy nghĩ và cảm nhận trong mối liên hệ với đạo đức.” (Fedler, 2006). “Đạo đức bao gồm những ý tưởng, những ứng dụng và những cách giải thích phức tạp không chỉ về điều gì đúng và sai mà còn cả lý do tại sao mọi thứ được coi là đúng và sai.” (Bishop, 2013, trang 623). Đạo đức là một dạng ý thức xã hội; là sự tổng hợp các nguyên tắc và các chuẩn mực của xã hội, theo đó con người tự ý thức và điều chỉnh hành vi của họ phù hợp với những lợi ích và hạnh phúc của con người vì sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với nhau và giữa những cá nhân và xã hội.

 

Vai Trò Của Đạo Đức Trong Các Tổ Chức Thế Kỷ 21

Leverett (2014) tuyên bố “Với một bức tranh rõ ràng về các giá trị và văn hóa tổ chức, giờ đây chúng ta có thể nhìn vào đạo đức mà các nhà lãnh đạo Thế kỷ 21 dường như đã áp dụng. Đối với các nhà lãnh đạo của các tổ chức toàn cầu, việc hiểu được quá trình hành vi làm nền tảng cho đạo đức xuyên suốt các nền văn hóa quốc gia sẽ giúp nhà lãnh đạo hiểu được quá trình và hành vi ra quyết định mang tính đạo đức của một cá nhân, điều này cho phép hiểu rõ hơn trong nỗ lực tránh xúc phạm người khác.” (trang 61-62). Đạo đức kinh doanh là thành phần quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tín nhiệm của những đối tác, khách hàng và người tiêu dùng. Ngoài ra, đạo đức kinh doanh được coi là cơ sở để xây dựng niềm tin, sự gắn kết và lòng trung thành của nhân viên trong tổ chức, nó đảm bảo cho những nhà lãnh đạo của toàn thể nhân viên trong tổ chức tuân thủ các chuẩn mực đạo đức; từ đó không ngừng nâng cao hình ảnh và uy tín của tổ chức. Sự sống còn cũng như lợi nhuận của tổ chức đều do người tiêu dùng quyết định nên tổ chức muốn đạt được tỷ suất lợi nhuận cao và thành công bền vững thì tổ chức phải xây dựng nền tảng đạo đức lãnh đạo.

Randall (2012) chỉ ra “Một trong những thách thức lãnh đạo khó khăn nhất trong tất cả các tổ chức là tạo ra và duy trì môi trường đạo đức. Các nhà lãnh đạo có một cơ hội duy nhất để hình thành một bầu không khí đạo đức vì họ có quyền tiếp cận đến quyền lực.” (trang 28-29). Mặc dù hành vi đạo đức trong một tổ chức rất quan trọng xét về mặt xã hội và cá nhân, những khía cạnh kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng. Nhiều nhà lãnh đạo nghĩ rằng một trong những khó khăn trong việc giành được sự ủng hộ cho các ý tưởng đạo đức trong tổ chức đó là chi phí của các chương trình đạo đức không những tốn kém mà còn không mang lại lợi ích cho tổ chức. Chỉ có đạo đức sẽ không mang lại sự thành công về mặt tài chính, nhưng đạo đức sẽ giúp hình thành và phát triển văn hóa tổ chức một cách bền vững.

Bishop (2013) chứng minh “Vai trò của đạo đức trong thế kỷ này vẫn giống như xưa nay – nhằm xác định đúng và sai và bảo vệ các cá nhân và tổ chức từ việc tham gia vào các hành vi và thực hành bất hợp pháp.” (trang 637). Đạo đức lãnh đạo góp phần điều chỉnh hành vi lãnh đạo. Do đó, Người lãnh đạo phải luôn rà soát và điều chỉnh các hoạt động của họ phù hợp với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh đã được thừa nhận. Hơn hết, sự sống còn của tổ chức không chỉ nhờ vào chất lượng của bản thân sản phẩm và dịch vụ mà chủ yếu nhờ vào phong cách lãnh đạo và đạo đức lãnh đạo. Như vậy, phong cách lãnh đạo và đạo đức lãnh đạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của tổ chức. Cuối cùng là phong cách lãnh đạo phù hợp với các nguyên tắc đạo đức để đạt được tính hiệu quả hoạt động.

“Đạo đức lãnh đạo – dù tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực – đều ảnh hưởng đến đặc tính hay bản ngã của nơi làm việc và do đó giúp hình thành những sự lựa chọn và quyết định có tính đạo đức của người lao động tại nơi làm việc.” Ciulla (2014). Đạo đức lãnh đạo góp phần điều chỉnh hành vi lãnh đạo. Vì vậy, những nhà lãnh đạo phải luôn rà soát và điều chỉnh những hoạt động của họ phù hợp với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh đã được thừa nhận; Rõ ràng, sự sống còn của tổ chức không chỉ nhờ vào chất lượng của bản thân sản phẩm và dịch vụ mà chủ yếu nhờ vào phong cách lãnh đạo và đạo đức lãnh đạo. Ngoài ra, phong cách lãnh đạo và đạo đức lãnh đạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của tổ chức, phong cách lãnh đạo cần phù hợp với các nguyên tắc đạo đức để đạt được tính hiệu quả hoạt động và trách nhiệm với cộng đồng.

Maheshwari và Ganesh (2006) khẳng định “Để đảm bảo các hoạt động kinh doanh có đạo đức trong một tổ chức, điều quan trọng là phải có định hướng đạo đức giữa những người sở hữu, quản trị và làm việc cho tổ chức đó”. (trang 76). Đạo đức lãnh đạo góp phần nâng cao hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp. Tương tự như vậy, một tổ chức quan tâm đến đạo đức lãnh đạo sẽ có được lòng trung thành của những người lao động, sự tin cậy và sự hài lòng của những khách hàng và nhà đầu tư. Mặt khác, phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các quyết định kinh doanh bao gồm sự gia tăng hiệu năng trong hoạt động, sự cống hiến của nhân viên và cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nhờ đó hình ảnh và danh tiếng của tổ chức được nâng cao.

Brown và Treviño (2006) tuyên bố “Các nhà lãnh đạo có đạo đức nên tác động đến hành vi tích cực và tiêu cực của người lao động vì những người lao động sẽ xem mối quan hệ của họ với các nhà lãnh đạo có đạo đức theo khía cạnh trao đổi xã hội”. (tr. 606). Mức độ phát triển bền vững của tổ chức phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh và sự tăng trưởng về lợi nhuận gắn liền với việc thực hành đạo đức lãnh đạo.

Bowie và Schneider (2011) đề xuất việc áp dụng đạo đức kinh doanh trong Thế kỷ 21 như phát triển một quy tắc đạo đức hiệu quả và duy trì văn hóa đạo đức, bao gồm tạo ra các động cơ khuyến khích phù hợp, khen thưởng hành vi đạo đức, trừng phạt những người có thành tích phi đạo đức và loại bỏ nỗi sợ hãi. điều đó đôi khi cản trở việc đưa ra quyết định mang tính đạo đức; loại bỏ nỗi sợ hãi đôi khi cản trở việc đưa ra quyết định có tính đạo đức, bao gồm thực hiện hành động khắc phục, đảm bảo bí mật cho người cung cấp thông tin và từ chối chấp nhận trả thù. Các nhà lãnh đạo dựa trên tuyên bố sứ mệnh, văn hóa doanh nghiệp và các giá trị cốt lõi để phát triển bộ quy tắc đạo đức với ngôn ngữ dễ hiểu để áp dụng cho mọi cấp độ của tổ chức và các cổ đông của tổ chức. Quy tắc đạo đức được công bố tới công chúng, sàn giao dịch chứng khoán và các bên liên quan. Nó thúc đẩy hành vi đạo đức của lãnh đạo và nhân viên hành xử có đạo đức. Nó kết hợp với các chính sách và thủ tục của công ty để tạo ra một môi trường làm việc minh bạch và có trách nhiệm. Nó cũng được sửa đổi và cập nhật định kỳ để phù hợp với sự phức tạp và tăng trưởng kinh doanh. Ngoài ra, quy tắc đạo đức điều chỉnh văn hóa đạo đức. Bên cạnh đó, lãnh đạo xây dựng các quy định để thực thi và kiểm soát việc tuân thủ quy tắc đạo đức; các quy định hướng dẫn lãnh đạo và nhân viên cách giải quyết các tình huống khó xử về mặt đạo đức.

 

Phần Kết Luận

Bài viết tìm hiểu những giá trị đạo đức lãnh đạo; những thách thức về đạo đức lãnh đạo; sự đóng góp của đạo đức lãnh đạo vào hành vi lãnh đạo và việc áp dụng đạo đức lãnh đạo. Tóm lại, có thể thấy vai trò quan trọng của đạo đức lãnh đạo đối với những nhà lãnh đạo, tổ chức, xã hội và sức mạnh của nền kinh tế quốc dân nói chung. Các cổ đông muốn đầu tư vào các tổ chức có chương trình đạo đức hiệu quả và có danh tiếng tốt. Những người lao động thích làm việc trong một công ty để họ có thể được tin cậy và khách hàng coi trọng tính chính trực trong các mối quan hệ kinh doanh. Một môi trường đạo đức tốt sẽ mang lại niềm tin cho những khách hàng và người lao động, sự cống hiến của người lao động và sự hài lòng của khách hàng, đồng thời sẽ mang lại lợi nhuận cho tổ chức.

 

References

 

Bishop, W. H. (2013). The Role of Ethics in 21st Century Organizations. Journal of Business Ethics, 118 (3), 635-637.

Bowie, N. E. and Schneider, M. (2011). Business Ethics for Dummies. Retrieved from www.construstone.com/library/download/asin=B01GMIHRTK&type=full

Brimmer, S. I. (2007). The Role of Ethics in 21st Century Organizations. Leadership Advance Online, 1 (9), 1-5.

Brown, M. E. & Linda K. Treviño, L. K. (2006). Ethical leadership: A review and future directions. The Leadership Quarterly, 17 (1), 595-616.

Ciulla, J. B. (2014). Ethics, the Heart of Leadership. Santa Barbara, California: ABC-CLIO.

Fedler, K. D. (2006). Exploring Christian Ethics: Biblical Foundations for Morality. (1st ed.). Louisville, Kentucky: Westminster John Knox Press.

Leverett, M. (2014). Going Green with Values and Ethics in the 21st Century. Journal of Practical Consulting, 5 (1), 53-65.

Maheshwari, S. K. and Ganesh, M. P. (2006). Ethics in Organizations. Retrieved from https://www.scribd.com/document/101329222/2006-apr-jun-75-88

Randall, D. M. (2012). Leadership and the Use of Power: Shaping an Ethical Climate. The Journal of Applied Christian Leadership, 6 (1), 28-35.