NHỮNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC

 

Nguyễn Đình Phước

 

Trong số các năng lực cần thiết đối với người lãnh đạo khu vực công, ba loại năng lực sau đây được đề xuất dành cho người lãnh đạo khu vực công ở các quốc gia đang phát triển. Thứ nhất, năng lực tư duy sáng tạo: khả năng chẩn đoán và xác định bản chất của một hiện tượng hoặc quá trình, sau đó đo lường sự vận động và xu hướng phát triển của một tổ chức với một tầm nhìn. Người lãnh đạo phải có tư duy liên ngành và hiểu biết về mối quan hệ qua lại, sự tác động và cơ chế phối hợp giữa các chức năng và quá trình riêng biệt. APO (2018) đề xuất các đặc điểm và kiến thức, kỹ năng và khả năng (knowledge, skills, abilities: KSAs) mong muốn của các nhà lãnh đạo công, bao gồm “Thiết lập những phương hướng, quản trị sự hài lòng của người dân, những công nghệ thông minh, đa văn hóa, cai quản kỹ thuật số, chính phủ điện tử, cai quản theo chiều ngang, quản trị dựa trên tri thức và quản trị những điều không chắc chắn.” (trang 29-30). Tư duy chiến lược tốt là cơ sở hành động để đưa ra phương hướng và chính sách đúng đắn mang lại hiệu năng cho tổ chức. Những người lãnh đạo và quản trị phải có tư duy đổi mới và sáng tạo, hỗ trợ các ý tưởng mới và nhạy cảm với các sự kiện và thông tin để đưa ra những quyết định trong những tình huống không chắc chắn.

Thứ hai, năng lực tổ chức là khả năng hoạch định, thiết kế cơ cấu tổ chức, phân công, phân công nhân sự, trao quyền cho từng vị trí công việc, thiết lập hệ thống quản lý và quy trình tổ chức, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, không chồng chéo. Đây là khả năng điều hành, phối hợp, liên kết các cá nhân, đơn vị trong một tổng thể thống nhất của tổ chức hướng tới mục tiêu chung.

“Bộ khung năng lực dành cho dịch vụ công, bao gồm đặc điểm hành vi hoạch định và tổ chức, đặc điểm hành vi nhận thức công nghệ, đặc điểm hành vi giao tiếp, đặc điểm hành vi quản trị đội, đặc điểm hành vi tập trung vào khách hàng, đặc điểm hành vi học hỏi liên tục, chuyên môn kỹ thuật và những đặc điểm hành vi những kỹ năng, đặc điểm hành vi, những đặc điểm hành vi tính sáng tạo và đổi mới, những đặc điểm hành vi thay đổi và quản trị rủi ro, những đặc điểm hành vi đạo đức nghề nghiệp và những giá trị, những đặc điểm hành vi kèm cặp và hướng dẫn, những đặc điểm hành vi am hiểu công nghệ, những đặc điểm hành vi khuôn khổ pháp lý và luật định, những đặc điểm hành vi quản trị thời gian; những năng lực quản trị; những năng lực lãnh đạo.” (ROK, 2017). Thứ ba, năng lực tạo động lực và truyền cảm hứng là khả năng hiểu được nhu cầu và những nguyện vọng để động viên mọi thành viên nỗ lực hành động; khả năng xây dựng hình ảnh cơ quan, công chức, xây dựng niềm tin vào uy tín và năng lực của những người lãnh đạo để thu hút, và tập hợp những lực lượng và những nhân tài đóng góp cho tổ chức và cho hệ thống dịch vụ công.