MÔ HÌNH MÔ TẢ CÓ ẢNH HƯỞNG CỦA J.R. REST VỀ VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC

 

Nguyễn Đình Phước

 

Bazerman & Tenbrunsel (2011) xem xét mô hình mô tả có ảnh hưởng của J.R. Rest về việc ra quyết định đạo đức, bao gồm bốn khâu: sự nhận thức đạo đức (sự nhạy cảm), sự phán đoán, ý định (động cơ) và hành động (tính cách) chắc chắn là những yếu tố quan trọng để hiểu nhiều quyết định đạo đức. Mô hình giả định rằng (1) cần có sự nhận thức để một quyết định có ý nghĩa đạo đức, (2) lý luận của một cá nhân xác định việc phán đoán và (3) ý định đạo đức là cần thiết để hiểu được hành động đạo đức của mình. Ngoài ra, Morales-Sanchez và Cabello-Medina (2013) tích hợp các đức tính chủ yếu bao gồm sự thận trọng, sự công bằng, sự tiết độ và sự dũng cảm như những năng lực đạo đức phổ quát vào mô hình mô tả có ảnh hưởng của Rest (1986) để tạo ra một quá trình ra quyết định đạo đức về những năng lực đạo đức phổ quát. Gino (2015) dựa trên mô hình nhạy cảm đạo đức của Robertson và các cộng sự (2007) để mô tả các bước liên quan đến việc ra quyết định đạo đức bao gồm sự nhận thức đạo đức, sự phán đoán đạo đức và hành vi đạo đức.

Những năng lực đạo đức phổ quát của Morales-Sanchez và Cabello-Medina có sự tác động và mối tương quan với nhau. Mỗi đức tính cốt yếu đều tác động đến một hoặc một số khâu của mô hình Rest. Cụ thể, đức tính khôn ngoan tác động đến các khâu sự nhận thức đạo đức, sự phán đoán đạo đức và ý định đạo đức; sự ôn hòa đức độ tác động đến khâu ý định đạo đức; công lý đức tính tác động đến các khâu ý định đạo đức và hành động đạo đức; sự dũng cảm đức hạnh tác động đến khâu hành động đạo đức. Hiện tại, mô hình của Rest đang thiếu khâu hành vi đạo đức, trong khi mô hình của Robertson và các cộng sự đang thiếu khâu ý định đạo đức.

Nên tích hợp khâu hành vi đạo đức của mô hình Robertson và các công sự thành khâu hành động đạo đức của mô hình Rest bởi vì ý định hình thành hành vi và hành vi tạo ra hành động. Hơn nữa, các khâu của một mô hình tích hợp là một vòng lặp. Sự nhận thức tốt dẫn đến sự phán đoán tốt, sự phán đoán tốt dẫn đến ý định tốt và ý định tốt tạo ra hành vi và hành động đạo đức và ngược lại. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cần chú ý đến khâu ý định đạo đức vì những điểm mù bao gồm hành vi phi đạo đức vô ý và hành vi phi đạo đức cố ý có thể được hình thành trong khâu này. Nếu hành vi phi đạo đức vô ý và hành vi phi đạo đức cố ý xảy ra thì người lãnh đạo phải tìm hiểu những nguyên nhân gốc rể và xem xét lại các khâu sự nhận thức đạo đức và sự phán đoán đạo đức. Bổ sung đức công bằng tác động đến khâu sự phán xét đạo đức; đức tính dũng cảm tác động đến sự phán xét đạo đức; đức tính thận trọng tác động đến hành vi và hành động đạo đức; và đức tính ôn hòa tác động đến sự phán xét đạo đức.